Buổi Tập Hát Khó quên
“Đây tháng
hoa chúng con trung thành thật thà, dân tiến hoa lòng mến yêu Mẹ cung chúc…” Đó
là vào tháng 5 dâng hoa kính Đức Bà. Các phòng học trong khuôn viên nhà xứ
không còn phòng nào trống, các hội đoàn sinh hoạt tấp nập. Trong nhà thờ các
“con hoa” đang tập dợt để dâng hoa giữa tháng. Trong phòng tập hát của ca đoàn
cũng tề tựu khá đông đúc. Chẳng là đón linh mục nhạc sư Kim Long về tập hát.
Ca đoàn hát
bài thánh ca có tựa là: “Bài thơ tâm tình”, thơ là của Đức ông Xuân Ly Băng, nhạc
của Kim Long.
Bài thơ như
sau:
Ta dệt bài
thơ tâm tình.
Trong những
chiều ngưỡng mộ.
Khi trí chưa
bưa.
Khi hoàng hôn
đầy tràn trong khóe mắt.
Khi gió lạnh
về nói với hồn bao nỗi niềm bí mật.
Về bài thơ
tâm tình.
Không bao giờ
em viết nổi bài thơ ấy, người ơi.
Vâng gió ơi.
Bài thơ tâm
tình hơn một lần ta đã dệt.
Dẫu biết mình
bất lực đến đâu. Là người hữu hạn,
Những đã chôn
sâu
Trong cõi
lòng một khối tình bất tận…
Gió ơi cho
đến một ngày nào.
Thơ tâm tình
sẽ sang cầu tạo ngộ,
Hết cô liêu,
Hết kêu gào
nức nở.
Viết trọn bài
Cho ý thắm
tình xanh.
Ca đoàn tập
bài này để chuẩn bị 50 năm đêm “Ca Lên Đi” kỷ niệm 50 năm viết thánh ca tổ chức
tại Trung Tâm Mục Vụ Thành phố.
Ca đoàn hẹn
Cha 8 giờ tối, nhưng mới 8g thiếu 5 phút Cha đã có mặt. Được biết Cha rất luôn
chính xác giờ giấc, dạy học không bao giờ bỏ một buổi nào chỉ trừ khi có bão
lớn hay động đất.
Cha bước vào
phòng với thân hình phương phi vạm vỡ như một ông Tây. Nhưng lời nói của Cha
thật giản dị, đơn sơ. Sau lời giới thiệu của anh ca trưởng rồi anh cho đoàn
hát để Cha nghe góp ý.
Ca đoàn hát
đoạn đầu: Ta dệt… tốc độ hơi nhanh, Cha bảo dệt chiếu dệt cói người ta dệt từ
từ rồi mới hình thành…phải hát chầm chậm, nét nhạc vào từng bè như đan vào nhau
mạnh dần lên như nói đang hình thành dần dần…chiếc chiếu.
Đến câu: khi
hoàn hôn đầy tràn trong khóe mắt, ca đoàn hát hơi lớn, Cha giải thích: con
người xế bóng thường hay tủi thân, biết đời mình sắp qua, mà hát to là không
hợp lý phải tạo sự tương phản giữa: vui-buồn, sáng-tối, thăng-trầm, cuộc đời có
lúc lên voi có lúc…ca đoàn tiếp lời:…xuống chó, rồi cười rung lên…
Một ca viên
đeo kiếng tung hứng một câu, Cha đáp dí dỏm: những người đeo kiếng hay nhìn
lung tung, không có trong sáng (ý trái ngược với đeo kiếng trông có trí thức),
ca đoàn lại cười òa ra. Không khí tập hát càng lúc càng hào hứng.
Câu: khi gió
lạnh về ca đoàn hát cường độ mạnh quá Cha bảo tung ít vốn ra thôi để dành cho
nhu cầu chỗ khác quan trọng và lúc cần thiết…”khi gió lạnh về” ai cũng co ro,
ra đường kín bưng thấy hai con mắt có chào cũng không biết là ai…sao có thể hát
mạnh được. Phải chú ý lời ca, những tư tưởng tích cực hát mạnh, còn những tư
tưởng tiêu cực hát nhẹ…
Đoạn: Về bài
thơ tâm tình… ca đoàn hát tốc độ như trên, Cha bảo phần trên đang dệt thì phải
diễn chậm, đoạn này dệt xong rồi cần diễn nhanh hơn để tạo sự tương phản về tốc
độ giữa giai đoạn. Câu: không bao giờ em viết nổi bài thơ ấy… nét nhạc lên cao
dần diễn tả một sự cố gắng hết sức của mình, nên phải hát cường độ mạnh dần
lên…
Nhìn vào ca
đoàn các anh chị em say sưa khi Cha giải thích từng chữ từng ý từng câu và xem
Cha thể hiện, đồng thời cho ca đoàn hát lại sao nghe sống động, hấp dẫn, lôi
cuốn quá…
Đoạn: Gió ơi
gió ơi…Cha bảo ca đoàn hát phải như gió mùa thu mẹ ru con ngủ, mấy đứa này chưa
có chồng nên chưa biết ru con, gió mùa thu chị ru em hét… ca đoàn lại một phen
cười nghiêng ngã.
Ôi! cái cách
Cha truyền đạt thật khéo léo, dí dỏm, xúc tích, tạo bầu khí vui tươi, phấn
chấn…
Đoạn kết Cha
bảo trong bài đã “tĩnh” nhiều rồi thì kết thật “động” luôn phải tạo sự tương
phản trong mỗi đoạn nhạc và toàn bài, nên phải diễn với cường độ mạnh nhất, có
bao nhiêu vốn hãy bung ra hết… Ca đoàn hát đến câu cuối cùng: cho ý thắm tình
xanh bè nữ 1 ngân ngắn hơi quá trong khi 3 bè còn lại hát câu láy (giải kết
giáo đường) thì Cha bảo bè nữ 1 sao “hạ huyệt” sớm thế, Cha hát: Khi Chúa
thương gọi con về… Ca đoàn lại được dịp phụ họa theo: Con không về con không
về… nhái lại theo ban kèn giáo xứ… lại một phen cười nghiêng trời lỡ đất.
Mới đó mà đã
hết giờ tập hát, ai cũng bảo sao nhanh quá, một tiếng rưỡi rồi còn gì? Vậy mà
như mới chỉ có ít phút trôi qua. Ôi quả là Kim Long, cây đại thụ của làng Thánh
ca Việt Nam 50 năm viết thánh ca, để lại cho giáo hội trên 3000 bài hát lớn nhỏ
và rất nhiều công trình âm nhạc khác…giữ chức vụ Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc
Toàn Quốc, Lại có sức hút kỳ diệu như nam châm cực mạnh đã cuốn hút ca đoàn đi
từ thái cực này sang thái cực khác, cách nói, điệu bộ, chỉ huy, toát ra một sức
sống mãnh liệt, một cái hồn thâm sâu, Cha còn có một trí nhớ đặc biệt ít ai
sánh được… Đã lâu lắm ca đoàn lại được Cha về tập hát cho. Anh chị em lãnh hội
được biết bao nhiêu cái hay cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc.
Tôi học được
biết bao nhiêu cái độc đáo cái ma lực hấp dẫn nơi Cha, tập hát thật sinh động,
lôi cuốn làm cho anh chị em hào hứng hát không biết mệt là gì, diễn tả từng
chữ, từng lời, từng ý, giải thích ý nghĩa, ý đồ của tác giả cho ca viên hiểu để
thể hiện… và ca đoàn hát rất có hồn. Phải nói Cha là một quái kiệt trong làng
Thánh ca Việt Nam,
mà quái kiệt kể từ khi các nhạc sĩ viết nhạc thánh ca (1920) đến nay chỉ có một
hai người mà thôi.
Đêm 14/5/2007
kỷ niệm 50 năm của Cha ca đoàn hát rất thành công, phần lớn nhờ Cha đem nguồn
sinh lực mới cho ca đoàn. Buổi tập hát của Cha thật là ấn tượng còn ghi sâu mãi
trong tâm khảm tôi khó mà quên…
Ngọc
Linh